Khi con xuất hiện những dấu hiệu phát triển không bình thường, cha mẹ không nên chờ đợi hay hy vọng con sẽ “không sao”, “con chỉ chậm nói thôi, lớn lên rồi sẽ khác”. Cha mẹ cũng không nên đưa trẻ đi khám quá nhiều nơi chỉ mong xác định lại con có tự kỷ hay rối loạn phát triển nào đó hay không. Tất cả những điều này sẽ làm chậm quá trình can thiệp cho trẻ



năm đầu đời là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ về cả thể chất, các chức năng thần kinh, giác quan và cả tâm lý. Khi đó những chương trình can thiệp sẽ phát huy được tác dụng tốt nhất, giúp con phát triển tốt về nhận thức, tương tác tốt với các thành viên trong gia đình và bạn bè. Nếu nắm bắt được “thời điểm vàng” này của trẻ và có những biện pháp can thiệp sớm thì quá trình can thiệp trẻ sẽ thuận lợi hơn và hứa hẹn một kết quả tốt hơn.

Can thiệp có thể ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên nếu bắt đầu được càng sớm thì kết quả sẽ càng tốt. Do vậy, cha mẹ cần nắm chắc các dấu hiệu tự kỷ hay rối loạn khác và thường xuyên theo dõi sự phát triển của con để phát hiện sớm những bất thường trong quá trình phát triển của trẻ. Từ đó chúng ta sẽ có những phương pháp can thiệp phù hợp cho con.
Nguồn: Sưu tầm

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG TÂM LÝ – GIÁO DỤC VÀ CAN THIỆP TÍCH CỰC UNIQUE


: Số 7 LK 7-06 Dọc Bún 1 ( mặt đường Nông Quốc Chấn, gần trường tiểu học La Khê), khu đất dịch vụ La Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.

: 098 444 9891- 024 32018088