
CÁC MỨC ĐỘ CỦA KỸ NĂNG BẮT CHƯỚC

Bắt chước với đồ vật
Trẻ bắt chước hành động của bạn làm với đồ vật.
VD: gõ trống, thổi bóng, thả khối vào hộp, lăn bóng… (tuỳ theo khả năng và hứng thú của trẻ).

Bắt chước với cơ thể
Trẻ bắt chước các cử động trên cơ thể của bạn. Những cử động lớn như: nhảy, dậm chân, vỗ tay. Hay những cử động nhỏ hơn như: cử chỉ, gật đầu, lắc đầu…

Bắt chước vận động miệng
Trẻ bắt chước các động tác như: Hôn gió, há miệng như cá sấu, làm mặt xấu… không yêu cầu trẻ phải tạo ra âm thanh.

Bắt chước âm thanh
Trẻ nhắc lại các âm thanh như: tiếng động vật kêu, tiếng của các phương tiện giao thông,…

Bắt chước từ
Bắt chước các từ chức năng mà trẻ cần để giao tiếp hiệu quả, diễn đạt nhu cầu, suy nghĩ… của trẻ.

Theo “Dạy con 24/7” – TS.BS.Nguyễn Hoàng Oanh

Như vậy, bất cứ hoạt động/hành động nào của người lớn trẻ cũng có thể bắt chước, trẻ có thể học được bất cứ điều gì từ môi trường xung quanh. Chúng ta có thể bắt đầu làm mẫu từ những hành động nhỏ rồi tiến tới lời nói. Mức độ làm mẫu cần phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, thực hiện liên tục (lặp đi lặp lại) và dựa theo sở thích của các con.
Nguồn : st

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG TÂM LÝ – GIÁO DỤC VÀ CAN THIỆP TÍCH CỰC UNIQUE


Chỉnh Ngọng, Can thiệp Chậm Nói

Đi kèm tại trường Tiểu Học- Mầm Non

Hỗ trợ học kém Toán – Tiếng Việt, tiền Tiểu Học

Dạy kĩ năng cho trẻ có Rối Loạn Phát Triển: Tự Kỷ, Tăng Động…

Đào tạo phụ huynh dạy con tại nhà
…

: Số 7 LK 7-06 Dọc Bún 1 ( mặt đường Nông Quốc Chấn, gần trường tiểu học La Khê), khu đất dịch vụ La Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.

: 098 444 9891- 024 32018088