CHƠI

Chơi là hành vi phức tạp và là một phần trung tâm trong sự phát triển bình thường của trẻ. Chơi quan trọng vì nó cho tương tác với trẻ khác và với người lớn, nhờ chơi mà trẻ nhỏ học được nhiều kỹ năng giao tiếp và liên lạc tỏ ý, luôn cả việc hợp tác với người khác, chia sẻ, thay phiên và cùng làm vệc chung để đạt tới mục đích nào đó. Chơi giúp phát triển óc tưởng tượng, mộng mơ, cho trẻ cơ hội tạo một vũ trụ khác song song với cảnh thật, cho em phương tiện biểu lộ chính mình.
Chơi khuyến khích trẻ tập kỹ năng giao tiếp và liên lạc tỏ ý, trưng ra ý tưởng và cảm xúc của mình bằng lời hoặc không lời. Người ta thấy chơi trải qua một số giai đoạn với đích nhắm khác nhau:
– Cảm giác và vận động.
Dạy trẻ nhỏ về cơ thể của em và về đồ vật ngay chung quanh em. Chơi sớm sủa nhất thấy ở trẻ rất nhỏ nhét bàn chân vào miệng và ngậm ngón chân của mình (cơ thể của em), hoặc bỏ vật vào miệng đưa qua lại để biết về vật.
– Thăm dò và biết sắp xếp.
Dạy trẻ lớn hơn một chút về vật và đặc tính của nó, về việc em có thể ảnh hưởng thế giới chung quanh, như kéo tay kéo chân búp bê, đặt vật nằm nghiêng thay vì đứng thẳng, gom nhiều vật lại với nhau.
– Vật lộn mạnh tay.
Nói về thân thể như xô đẩy nhau, kéo, dằng co té chồng lên nhau, rượt đuổi nhau. Những cách này, dạy trẻ chập chững và ở vườn trẻ kỹ năng về cử động tổng quát (gross motor skills) sử dụng các bắp thịt lớn. Nó cho em kinh nghiệm về trọn thân thể tương tác với người khác, và với vật trong môi trường.
– Tương giao.
Bắt đầu ngay từ lúc mới sinh khi có trao đổi giữa người chăm sóc và em bé, khi em biết lắng nghe, hóng chuyện. Lớn hơn một chút thì đó là sự tương tác giữa trẻ ở bậc tiểu học như chơi cảnh sát đi bắt cướp, chơi bán hàng một bên bán một bên mua. Nó dạy em về mối tương giao trong xã hội, và cách tham dự vào đó, cũng như các qui luật của xã hội mà em thuộc về (cảnh sát luôn luôn thắng và kẻ cướp lăn quay ra sân)
– Giả bộ.
Nhận xét nói rằng có hai loại chơi giả bộ. Trẻ bình thường biết chơi giả vờ cho thấy em hiểu ý nghĩa về biểu tượng, như cầm bàn chải trước miệng và hát, coi bàn chải như là microphone. Khi em đóng vai cao bồi hay mọi da đỏ, sự giả vờ ở mức cao hơn vì em biết lồng mình vào một vai trò khác và xử sự như nhân vật ấy.
Trẻ tự kỷ hiếm khi được thấy là em chơi đùa đúng nghĩa, và việc chơi của em có thể bị hư hại trong suốt những chặng phát triển kể trên, tuy nhiên đa số cuộc nghiên cứu chú trọng vào việc chơi giả vờ nhiều hơn hết. Khi tới tuổi biết suy nghĩ (tỏ ra biết chọn lựa) và biết nói, trẻ nhỏ bình thường bớt lần việc chơi có tính cảm quan và vận động, nhưng nơi trẻ tự kỷ giai đoạn này vẫn mạnh và kéo dài cho dù em đã biết suy nghĩ. Em không có giai đoạn thăm dò và sắp xếp, mà đồ chơi và đồ vật được dùng theo một chiều không thay đổi.
Chẳng hạn, em sẽ mê mải quay tít bánh xe của xe hơi đồ chơi, hơn là muốn chơi đua xe hoặc lái xe. Có vẻ như em không có sự tò mò của trẻ bình thường, và hành vi chơi của em thường giới hạn vào những sắp xếp giản dị, phẩm chất trò chơi của em thấp hơn so với trẻ bình thường cùng tuổi tri thức, và thường không có việc chơi tự nhiên có tính biểu tượng (dùng đũa làm súng bắn), hoặc có thì bị khiếm khuyết.
Chơi cho trẻ phương tiện để phát triển kỹ năng, thí nghiệm với các vai và tương tác với người khác, nhưng trẻ tự kỷ bị bất lợi trong cách dùng việc chơi cho các mục đích này. Chơi còn quan trọng cho trẻ tự kỷ vì chơi là sinh hoạt thông thường lúc nhỏ mà nếu thiếu kỹ năng chơi, trẻ bị cô lập nhiều hơn, càng làm lộ ra sự khác biệt giữa em và trẻ khác. Nếu cải thiện kỹ năng chơi của trẻ tự kỷ cho em cảm tưởng là mình chơi giỏi, làm tăng sự vui thích và thúc đẩy em chơi thì điều ấy tự nó là mục đích xứng đáng. Người lớn cũng học được nhiều điều khi nhìn ngắm trẻ chơi đùa, còn với trẻ tự kỷ vốn gặp khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc và tư tưởng thành lời, chơi cho em cơ hội để biểu lộ chính em.
Nguồn: sưu tầm
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG TÂM LÝ – GIÁO DỤC VÀ CAN THIỆP TÍCH CỰC UNIQUE
Trụ sở chính: Số 7 LK 7-06 Dọc Bún 1 ( mặt đường Nông Quốc Chấn, gần trường tiểu học La Khê), khu đất dịch vụ La Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.
‍‍ Phòng can thiệp 1: Khương thượng – Đống Đa
‍‍ Phòng can thiệp 2: Green Bay- Tây Mỗ
‍‍ Phòng can thiệp 3: Kiến Hưng- Xa La- Hà Đông
‍‍ Phòng can thiệp 4: Thanh Nhàn- HBT
‍‍Phòng can thiệp 5: Royal city- Thanh Xuân
☎️: 098 444 9891- 024 32018088

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *